0983 102 258 duhocvietphap@gmail.com
0983 102 258 duhocvietphap@gmail.com
DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP TẠI VIỆT NAM THÀNH VÔ BĂNG (VAUBAN

DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP TẠI VIỆT NAM: THÀNH VÔ BĂNG

I. VÔ-BĂNG HAY VÔ BĂNG ?

Các tài liệu lịch sử từ thời Nguyễn, khi ghi lại những trận đánh lớn tại “các toà thành Vô băng” đều nhấn mạnh tính lợi hại của chúng trong việc phỏng thủ. Điều này đã khiến không ít người đời sau hiểu “vô băng” như một từ Hán – Việt, mang nghĩa “không thể mất” hay “không thể bị cướp”. Tuy vậy, đây chỉ là một từ phiên âm tiếng Pháp, từ chữ “Vauban” mà đọc lái thành “Vô-băng”.

Vauban – Wikipedia tiếng Việt

Vauban, người khai sinh ra kiểu thành “Vô-băng”

Vauban là tên một kỹ sư công binh người Pháp: Sébastien Le Prestre de Vauban (1633 – 1707). Sinh ra vào giai đoạn loạn lạc và nội chiến của Pháp, ông sớm thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực khoa học quân sự rồi được phong hàm Thống chế và vào Viện Hàn lâm quốc gia Pháp vào năm 1699. Trong suốt chiều dài sự nghiệp, Vauban đã để lại những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kiến trúc quân sự:

Ông đã cho xây dựng mới hơn 30 toà thành và cải tạo không dưới 300 đồn luỹ, công sự phòng ngữ khác nhau. Những công trình thành luỹ đó đã trở thành một di sản lớn trong lịch sử kiến trúc Pháp và được rất nhiều quốc gia khác trên thế giới học hỏi. Trong suốt giai đoạn từ thế kỷ XVII cho đến XIX đã hình thành và tồn tại một hệ thống kiểu thức xây dựng thành luỹ mang tên chính người sáng tạo ra nó: Vauban.

II. SỨC MẠNH CỦA THÀNH VAUBAN

Là một người uyên bác và thức thời, Vauban đã sớm biết ứng dụng kiến thức khoa học nói chung và hình học nói riêng vào kiến trúc quân sự. Tầm nhìn của Vauban gần như đã thay đổi hoàn toàn tư duy xây dựng công sự phòng thủ ở phương Tây đương thời, đồng thời cũng tỏ rõ sự vượt trội so với lối xây dựng “Vương thành” lừng lẫy một thời ở các nước Đông Á.

Kiến trúc vauban của Pháp

Mô hình thành Lille, một kiến trúc kiểu Vauban kinh điển

Thành Vauban, thực tế là cả một hệ thống phức hợp các công trình kiến trúc liên quan mật thiết với nhau và mang tính phòng thủ toàn diện từ tường thành, pháo đài, đài giác bảo, pháo môn, tường bắn… cho đến hào thành và đường bao ngoài hào. Khi được tính toán kỹ về mặt sắp đặt và kích thước, khối công trình đồ sộ đó hoàn toàn có thể tạo ra những “đô thị bất khả xâm phạm” (Lê Văn Lan, 2004); và như vậy, thật không ngoa khi người Việt gắn danh “vô băng” cho thành “Vô-băng” (Vauban).

III. KINH THÀNH HUẾ – THÀNH VAUBAN TIÊU BIỂU CỦA VIỆT NAM

Ở Việt Nam, người đầu tiên có quan hệ chặt chẽ với nền quân sự Pháp là Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long). Ngay sau khi lên ngôi vào năm 1802, ông đã sớm cho khởi dựng kinh thành Huế vào ngày 01/05/1803 theo lối Vauban. Cùng với nhiều lần tu sửa quy mô lớn sau đó, kinh thành Huế đã trải rộng bên bờ Bắc sông Hương với chu vi gần 9 km, gồm 4 pháo đài góc, 5 pháo đài vươn ra ngoài mặt tường thành cùng các pháo môn dùng cho trên 400 khẩu đại bác. Đặc biệt, kinh thành còn có thêm đồn mang cá mang tên Trấn Bình Đài, được tính toán kỹ đến gần như mọi tình huống bị chiếm đóng có thể xảy ra.

Cuộc di dân xây dựng Kinh thành Huế của vua Gia Long - VnExpress

Một góc “vô băng” của kinh thành Huế

Về địa thế bên ngoài, vua Gia Long đã cho bố trí sông ngòi nhằm giữ cho toà thành có một địa thế bằng phẳng; không chỉ vậy các Cồn Dã Viên, Cồn Hến ở thượng lưu và hạ lưu cũng được tính tới nhằm tạo thế “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” cho kinh thành.

Như vậy, có thể thấy rằng kinh thành Huế đã có sự kết hợp vô cùng ấn tượng giữa lối kiến trúc xây thành Vauban kiểu phương Tây và tư duy Dịch học của phương Đông. Chính nhờ nét độc đáo này mà vào năm 1997, kinh thành Huế của Việt Nam đã được chọn là 1 trong 10 toà thành kiểu Vauban điển hình trong khuôn khổ hội nghị quốc tế về các thành cổ hình ngôi sao.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã đem đến cho bạn đọc một số thông tin thường thức về thành Vauban – một dấu ấn kiến trúc Pháp tại Việt Nam. Nếu cần tư vấn về du học Pháp ngành kiến trúc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại:

—————————————————————————————————————

Để được tư vấn về du học Pháp, xin học bổng du học Pháp và học tiếng Pháp, mời các bạn  liên lạc với Việt Pháp Á Âu thông qua địa chỉ liên hệ sau:

CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP VIỆT PHÁP Á ÂU

Hotline     : 0983 102 258
Email       :  duhocvietphap@gmail.com
FanPage :   www.facebook.com/duhocvietphapaau/
Địa chỉ    :   Phòng 1702, Tòa nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Leave a Reply

0983 102 258