(Việt Pháp Á Âu) Báo chí, theo ý kiến của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, là “nghề của mọi nghề”, bởi nó đòi hỏi ở các phóng viên khả năng đào sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống thường nhật. Một nhà báo chân chính, như vậy, sẽ luôn được xã hội rộng cửa chào đón. Tuy thế, liệu thời đại Internet có làm thu hẹp cơ hội nghề nghiệp của các nhà báo tương lai? Hôm nay, Việt Pháp Á Âu sẽ giải đáp thắc mắc đó cho các bạn, đồng thời cung cấp một số thông tin bổ ích về du học ngành báo chí tại Pháp.
I. GIỚI THIỆU VỀ BÁO CHÍ TẠI PHÁP – NGÀNH HỌC KHÔNG BAO GIỜ LỖI THỜI
1. Giới thiệu chung về ngành báo chí hiện nay
Có thể nói, ngành báo chí ra đời và phát triển cùng với nhu cầu được trao đổi thông tin của con người. Tuy thế, cũng với những bước tiến lớn trong công nghệ thông tin và truyền thông, báo chí cũng có sự “thay da đổi thịt” theo từng thời kỳ: Nếu như vào thế kỳ XVIII – XIX, báo chí, đúng như tên gọi của nó, chỉ giới hạn trong việc viết bài trên giấy, thì sang kỷ nguyên Web 2.0, ngành báo chí đã có sự mở rộng trên mọi phương tiện truyền thông: vô tuyến, điện đài và thậm chí là qua mạng Internet với rất nhiều ngành nghề mới được khai sinh:
- Phóng viên tại bàn (« Journaliste desk »)
- Người tạo lập web (« rédacteur web »)
- Phóng viên dữ liệu « data journaliste »
- Nhà báo – quản lý cộng đồng (« community manager – journaliste »)…
Một minh chứng khác cho sự phát triển của ngành báo chí: Thống kê điều tra năm 2011 tại Pháp cho thấy số lượng nhà báo có chứng chỉ hành nghề là 37.000 người; trong đó chỉ có trên dưới 6.000 cộng tác viên viết bài tự do. Những con số thật đáng nể cho một nghề-cổ-mà-chưa-bao-giờ-lỗi thời này!
Tại Pháp, có rất nhiều tờ báo và trang tin tức trực tuyến hoạt động trên khắp đất nước, từ các tờ báo lớn như Le Monde, Le Figaro, Libération cho đến các trang tin tức nhỏ hơn như Rue89, Mediapart và Slate.fr. Các nhà báo, biên tập viên, phóng viên và nhân viên báo chí khác có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm thể thao, văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học và nghệ thuật.
2. Mức lương hấp dẫn trong ngành báo chí tại Pháp
Mức lương của các nhân viên báo chí tại Pháp phụ thuộc vào chức vụ và kinh nghiệm của họ. Theo một nghiên cứu năm 2020 của tổ chức Syndicat National des Journalistes (SNJ), mức lương trung bình của một nhà báo tại Pháp là khoảng 2.500 euro mỗi tháng. Tuy nhiên, các nhân viên có kinh nghiệm và đảm nhiệm các chức vụ quan trọng hơn thì có thể kiếm được mức lương cao hơn.
3. Cơ hội việc làm ngành báo chí tại Pháp
Cơ hội việc làm trong ngành báo chí tại Pháp rất đa dạng, từ các tờ báo truyền thống đến các trang tin tức trực tuyến, từ các công ty truyền thông lớn đến các công ty quảng cáo và truyền thông. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần đầu, ngành báo chí cũng đang trải qua sự thay đổi do sự phát triển của các công nghệ mới như truyền thông xã hội và truyền thông trực tuyến. Do đó, những người muốn làm việc trong ngành báo chí cần phải có kiến thức về các công nghệ này và có khả năng thích nghi với các thay đổi trong ngành.
Tựu chung lại, ngành báo chí của Pháp là một ngành phát triển và đầy thử thách, với nhiều cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, để thành công trong ngành này, các nhân viên báo chí cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và khả năng thích nghi với sự thay đổi trong ngành.
I. HỌC NGÀNH BÁO CHÍ TẠI PHÁP
Ngành báo chí tại Pháp là một trong những ngành đào tạo nổi tiếng và phát triển nhất ở châu Âu. Các trường đại học và cao đẳng tại Pháp đều có chương trình đào tạo về báo chí, cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp.
1. Các chương trình đào tạo ngành báo chí tại Pháp
Ở Pháp, có nhiều trường đại học và cao đẳng có chương trình đào tạo về báo chí, bao gồm các khóa học sau:
- Khóa học Cử nhân (Licence) về báo chí (Journalisme) – Bac+3 :
Khóa học Cử nhân về báo chí (Licence Journalisme) kéo dài ba năm, trong đó sinh viên sẽ học các môn cơ bản về báo chí như đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng viết báo, quản lý truyền thông, nghiên cứu thị trường, phân tích truyền thông, và nhiều môn học khác. - Khóa học Thạc sĩ (Master) về báo chí (Journalisme) – Bac+5 :
Khóa học Thạc sĩ về báo chí (Master Journalisme) kéo dài hai năm và được thiết kế để cung cấp cho sinh viên kiến thức sâu hơn về lĩnh vực báo chí, cũng như để phát triển các kỹ năng chuyên môn như làm phim tài liệu, viết báo cáo, dựng hình ảnh, sản xuất video, và phân tích nghiên cứu truyền thông. - Khóa học Tiến sĩ (Doctorat) về báo chí (Journalisme) – Bac+8 :
Khóa học Tiến sĩ về báo chí (Doctorat Journalisme) kéo dài ba năm và cung cấp cho sinh viên kiến thức nghiên cứu sâu rộng về lĩnh vực báo chí, để phát triển các kỹ năng nghiên cứu và viết luận văn chuyên sâu.
Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành báo chí tại Pháp :
- Lịch sử và triết học trong báo chí
- Đạo đức nghề nghiệp và luật báo chí
- Kỹ năng viết báo và truyền thông
- Truyền thông đa phương tiện
- Thực tập báo chí và dự án truyền thông
- Marketing và quản lý truyền thông
- Nghiên cứu thị trường và phân tích truyền thông
- Tác phẩm văn học và phê bình văn học
- Truyền thông xã hội và truyền thông kỹ thuật số
- Các thể loại báo chí và báo chí quốc tế
Các môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về báo chí, các kỹ năng viết báo, quản lý truyền thông, nghiên cứu và phân tích truyền thông, cũng như các xu hướng và phương tiện truyền thông mới nhất. Các môn học cũng thường có phần thực hành để giúp sinh viên có thể áp dụng kiến thức vào thực tế làm việc trong lĩnh vực báo chí.
2. Điều kiện đăng kí học ngành báo chí tại Pháp đối với sinh viên quốc tế
- Tiếng pháp : Để học ngành báo chí tại Pháp, sinh viên quốc tế cần có trình độ tiếng Pháp đủ để theo học khóa học. Điều này yêu cầu sinh viên đạt được trình độ tối thiểu là DELF B2 hoặc tương đương. Và lí tưởng nhất là các bạn nên đạt C1/C2 tiếng Pháp. Trong đó, các kĩ năng viết, biện luận, kĩ năng giao tiếp tốt sẽ là điểm cộng lớn cho hồ sơ của bạn.
-
Để đăng ký học khóa Cử nhân (Licence) về báo chí tại Pháp, sinh viên cần có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. Bảng điểm cấp 3 với kết quả từ khá giỏi đổ lên : trên 7.5/10, đặc biệt các môn về xã hội như văn học, lịch sử, địa lý,…
-
Để đăng ký học khóa Thạc sĩ (Master) về báo chí tại Pháp, sinh viên cần có bằng tốt nghiệp đại học về báo chí hoặc tương đương (chuyên ngành báo chí, truyền hình). Bạn cũng cần cung cấp thêm kết quả học tập đại học (khá tốt đổ lên : trên 7.5/10), tiếng anh từ 6.5 đổ lên nếu theo học chương trình thạc sĩ bằng tiếng anh. Ngoài ra những kinh nghiệm, hoạt động ngoại khoá liên quan đến lĩnh vực báo chí, truyền thông sẽ là điểm cộng lớn.
- Có đam mê, động lực rõ ràng kèm kế hoạch học tập và làm việc cụ thể trong tương lai.
Quy trình đăng kí dự tuyển : Bạn nộp hồ sơ online trực tiếp với các trường, sau đó nếu bạn được lựa chọn vào vòng sau, bạn sẽ nhận được thông báo của trường về buổi phỏng vấn động lực và làm bài kiểm tra kiến thức (bài kiểm tra viết về kiến thức văn hoá chung, về ngành báo chí, ngoại ngữ….). Sau cùng, khi sinh viên đã trải qua vòng này, bạn sẽ nhận được kế quả trong vòng 1-2 tuần làm việc.
3. Các cơ sở đào tạo ngành báo chí nổi bật tại Pháp
Với các bạn trẻ có đam mê với nghiệp báo chí, Pháp là một lựa chọn không tồi với hàng chục cơ sở đào tạo khác nhau. Nổi bật trong số đó là những trường được công nhận bởi Uỷ ban Quốc gia Pháp về Nghề báo (CPNEJ):
- Các Viện Đại học Lannion, Tours, Nice-Cannes dành cho đối tượng BAC+2
- Trung tâm Nghiên cứu Báo chí (CFJ) tại Paris, Trường Báo chí Toulouse (EJT), Trường Cao học Báo chí (ESJ) tại Lille, Viện Thực hành Báo chí (IPJ) Paris-Dauphine, dành cho các bạn BAC+5.
- Các trường công như Celsa, Trung tâm Giáo dục Đại học ngành Báo chí (CUEJ), Trường Báo chí – Truyền thông Aix-Marseille (EJCAM), Trường Báo chí Grenoble (EJDG), Viện Báo chí Pháp (IFP), Viện Báo chí Bordeaux Aquitaine (IJBA), Trường Báo chí Tours (EPJT) dành cho bậc Thạc sĩ.
Các trường được công nhận bởi CPNEJ có một ưu điểm nổi bật là chất lượng giảng dạy với ngũ giảng viên phần lớn là những phóng viên chuyên nghiệp. Chia sẻ từ những người trong nghề, hẳn sẽ luôn mang tính thực tiễn và dễ hiểu hơn đối với các bạn sinh viên. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các giảng viên trong nghề nói riêng và CPNEJ nói chung sẽ có thể đảm bảo nơi thực tập cũng như làm việc cho các bạn du học sinh quốc tế.
Một số trường báo chí top đầu tại Pháp
Ngoài danh sách kể trên, các bạn du học sinh có đam mê với nghiệp báo chí vẫn có thể đăng ký vào các cơ sở khác như Trường Báo chí Nice (EDJ), Viện Báo chí (IEJ) tại Paris và Marseille, Viện Phương tiện truyền thông Lyon (ISCPA)… Một khoản học phí có phần cao hơn (không quá 6.000 euros/năm); nhưng với một cơ hội nghề nghiệp không kém phần tươi sáng, hẳn điều đó sẽ không ngăn các nhà báo tương lai theo đuổi giấc mơ của mình.
Xem thêm:
Du học Pháp chuyên ngành Báo chí – Truyền thông – Lập trình cùng hệ thống trường Media School
Du học Pháp : Ngành truyền thông và quan hệ công chúng
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Du học Pháp ngành báo chí, hy vọng bài viết này của Việt Pháp Á Âu đã cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích để chuẩn bị tốt cho dự định du học Pháp sắp tới của mình.
—————————————————————————————————————
Để được tư vấn về du học Pháp, xin học bổng du học Pháp và học tiếng Pháp, mời các bạn liên lạc với Việt Pháp Á Âu thông qua địa chỉ liên hệ sau:
CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP VIỆT PHÁP Á ÂU
Hotline : 0983 102 258
Email : duhocvietphap@gmail.com
FanPage : www.facebook.com/duhocvietphapaau/
Địa chỉ : Phòng 1702, Tòa nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội