0983 102 258 duhocvietphap@gmail.com
0983 102 258 duhocvietphap@gmail.com
ĐỔI GIỜ THEO MÙA TẠI PHÁP

ĐỔI GIỜ THEO MÙA TẠI PHÁP

(Việt Pháp Á Âu) – Việc thay đổi giờ theo mùa là một thông lệ đã tồn tại từ lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Pháp. Hàng năm, người dân Pháp đều trải qua sự thay đổi giờ giấc từ giờ mùa đông sang giờ mùa hè và ngược lại. Đây là một chủ đề gây ra khá nhiều tranh luận xoay quanh những lợi ích và bất cập mà nó mang lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc, lý do áp dụng cũng như những diễn biến mới nhất liên quan đến vấn đề đổi giờ theo mùa hàng năm tại Pháp các bạn nhé.

Tại Pháp, việc chuyển sang giờ mùa hè vừa diễn ra vào Chủ nhật, ngày 31 tháng 3 vừa qua, lúc 2 giờ sáng (khi đó ta sẽ phải cộng thêm 60 phút, vì vậy sẽ là 3 giờ sáng thay vì giờ). Việc thay đổi giờ đã được áp dụng chính thức tại Pháp từ năm 1976.

Xem thêm :
TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN PHÁP LÀM ĐIỂM ĐẾN DU HỌC?
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÁC VÙNG CỦA PHÁP
HỌP CHỢ ĐỒ CŨ, ĐỒ CỔ TẠI PHÁP

I. ĐỔI GIỜ ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TIÊN Ở PHÁP KHI NÀO ?

Việc thay đổi giờ đã được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1916 ở Pháp, sau Đức và Vương quốc Anh, nhằm mục đích tiết kiệm nguồn năng lượng như than đá. Trong thời kỳ Giải phóng năm 1944, giờ mùa hè đã bị bãi bỏ ở Pháp. Một sắc lệnh ngày 14 tháng 8 năm 1945 đã quy định giờ chính thức với sự chênh lệch một giờ so với giờ thông thường.

Sắc lệnh ngày 19 tháng 9 năm 1975 đã đưa ra giờ mùa hè tại Pháp để tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm thời gian sử dụng ánh sáng nhân tạo vào buổi tối. Ở các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, việc thay đổi giờ không được áp dụng (ngoại trừ Saint-Pierre-et-Miquelon). Các lãnh thổ hải ngoại này của Pháp có giờ chính thức được xác định bởi một sắc lệnh vào tháng 3 năm 2017.

II. CÒN TẠI LIÊN MINH CHÂU ÂU THÌ SAO?

Giờ mùa hè đã dần được áp dụng chung cho tất cả các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) trong những năm 1980. Ban đầu, mỗi quốc gia đều tự quyết định ngày thay đổi giờ của mình.

Sau đó, để đơn giản hóa các giao dịch trong khối EU, các nước đã quyết định thống nhất các ngày thay đổi giờ. Đó là mục đích của Chỉ thị 2000/84/CE của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng ngày 19 tháng 1 năm 2001 về các quy định liên quan đến giờ mùa hè.

Từ năm 2002, việc thay đổi giờ đã được thực hiện một cách đồng bộ trong tất cả các Quốc gia thành viên:

  • Chuyển sang giờ mùa hè diễn ra trong đêm từ thứ Bảy cuối cùng sang sáng Chủ nhật của tháng Ba;
  • Chuyển sang giờ mùa đông diễn ra trong đêm từ thứ Bảy cuối cùng sang sáng Chủ nhật của tháng Mười.

Các quốc gia trong EU hiện được phân bổ trên ba vùng múi giờ:

  • Châu Âu phía Tây (UTC): Ai-len và Bồ Đào Nha;
  • Châu Âu trung tâm (UTC+1): Đức, Áo, Bỉ, Croatia, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Hung-ga-ri, I-ta-lia, Lúc-xăm-bua, Man-tơ, Hà Lan, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slô-va-kia, Slô-ve-ni-a và Thụy Điển;
  • Châu Âu phía Đông (UTC+2): Bun-ga-ri, Síp, Ẽ-tô-ni-a, Phần Lan, Hy Lạp, Lát-vi-a, Li-tu-a-ni-a và Ru-ma-ni.
TẠI SAO VIỆC THAY ĐỔI GIỜ LẠI ĐƯỢC ÁP DỤNG

III. TẠI SAO VIỆC THAY ĐỔI GIỜ LẠI ĐƯỢC ÁP DỤNG?

Việc thay đổi giờ đã được áp dụng chủ yếu nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973-1974 và đợt tăng giá dầu mỏ.

Mục đích là tiết kiệm điện năng được sản xuất chủ yếu từ nhiên liệu diesel trong thời điểm đó, bằng cách có thêm một giờ ánh sáng tự nhiên vào buổi tối.

Theo một nghiên cứu của Cơ quan Chuyển đổi Sinh thái (Ademe) được công bố năm 2010, các tác động của giờ mùa hè là tích cực đối với tiêu thụ năng lượng và khí thải CO2.

Xem thêm 
CHI PHÍ VÀ HỌC PHÍ DU HỌC PHÁP CẦN BAO NHIÊU TIỀN
QUY TRÌNH 7 BƯỚC LÀM HỒ SƠ DU HỌC PHÁP

IV. LIỆU VIỆC THAY ĐỔI GIỜ SẼ BỊ BÃI BỎ KHÔNG?

Việc thay đổi giờ ngày càng bị phản đối nhiều hơn từ công dân và lợi ích của nó vẫn còn gây tranh cãi. Lợi ích về năng lượng hiện nay chỉ là nhỏ giọt, chủ yếu do việc phổ biến hóa đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng.

Những người phản đối cũng chỉ ra sự gia tăng tai nạn giao thông và rối loạn giấc ngủ ở người già và trẻ em khi áp dụng thay đổi giờ theo mùa.

Theo yêu cầu của Nghị viện Châu Âu, Ủy ban châu Âu đã khởi xướng một cuộc khảo sát công khai trên toàn khối EU trong mùa hè năm 2018. Họ đã nhận được hơn 4,6 triệu phản hồi với 84% người trả lời ủng hộ việc xóa bỏ thay đổi giờ (tại Pháp, một cuộc khảo sát do Quốc hội tổ chức đầu năm 2019 cũng đạt được kết quả tương tự).

Ủy ban Châu Âu sau đó đã đệ trình một dự thảo chỉ thị được Nghị viện Châu Âu thông qua vào tháng 3 năm 2019. Dự thảo chỉ thị này dự kiến sẽ bãi bỏ việc thay đổi giờ theo mùa kể từ năm 2021. Mỗi quốc gia thành viên phải lựa chọn giữ giờ mùa đông hay giờ mùa hè. Nghị viện Châu Âu đã đưa ra nguyện vọng phối hợp giữa các quốc gia thành viên và Ủy ban để việc áp dụng việc đổi giờ ở các nước không làm gián đoạn hoạt động của thị trường nội khối.

Chỉ thị này dự kiến sẽ được Hội đồng thông qua vào cuối năm 2020, sau đó được các quốc gia thành viên chuyển đổi thành luật quốc gia. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng y tế liên quan đến Covid-19, văn bản về việc chấm dứt thay đổi giờ này không còn nằm trong chương trình nghị sự và dự kiến sẽ không được thảo luận trong tương lai gần.

Có thể bạn chưa biết ?
Một số quốc gia trên thế giới áp dụng việc thay đổi giờ theo mùa. Một số quốc gia như Canada, Hoa Kỳ hoặc Úc thực hiện việc này một cách không đồng nhất trên toàn lãnh thổ do kích thước lớn của đất nước.
Một số quốc gia khác đã quyết định bãi bỏ việc thay đổi giờ theo mùa: Ác-hen-ti-na, Tuy-ni-xi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ác-mê-ni-a…

LIỆU VIỆC THAY ĐỔI GIỜ SẼ BỊ BÃI BỎ KHÔNG

Xem thêm : 
NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG ẨM THỰC PHÁP
TOP 10 MÓN ĂN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI ĐẾN PHÁP

Tóm lại, việc thay đổi giờ theo mùa tại Pháp đã trải qua một quá trình áp dụng lâu dài với nhiều biến động. Bắt nguồn từ mục đích tiết kiệm năng lượng, nó đã trở thành một truyền thống được duy trì suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nại, sự cần thiết của việc đổi giờ đang ngày càng bị đặt câu hỏi trước những lập luận về tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và hiệu quả kinh tế giảm sút. Cuộc tranh luận về duy trì hay bãi bỏ thực hành này vẫn đang diễn ra sôi nổi tại Pháp và Liên minh Châu Âu. Dù kết quả cuối cùng sẽ ra sao, chắc chắn vấn đề đổi giờ sẽ vẫn tiếp tục gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong thời gian tới.

VPAA – Tổng hợp, Vie-publique

—————————————————————————————————————

Để được tư vấn về du học Pháp, xin học bổng du học Pháp và học tiếng Pháp, mời các bạn  liên lạc với Việt Pháp Á Âu thông qua địa chỉ liên hệ sau: 

CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP VIỆT PHÁP Á ÂU

Hotline     : 0983 102 258
Email       :  duhocvietphap@gmail.com
FanPage :   www.facebook.com/duhocvietphapaau/
Địa chỉ    :   Phòng 1702, Tòa nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

0983 102 258